Mặc dù chỉ số P/E (Price-to-Earnings) cách phổ biến nhất mà mọi nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu, nhưng sự phổ biến không đồng nghĩa với hiệu quả. Trong bài viết này, Phân Tích Cổ Phiếu sẽ giúp bạn nhìn nhận một cách tổng quan khi sử dụng chỉ số P/E này.
Đánh giá cổ phiếu theo chỉ số P/E có những hạn chế gì ?
Vậy điều gì khiến công cụ này có nhiều điểm mù? Và làm thế nào để nhà đầu tư vượt qua những hạn chế này để đưa ra quyết định sáng suốt hơn?

Trước hết, hãy nhìn vào các hạn chế nghiêm trọng nhất của chỉ số P/E khi đánh giá cổ phiếu.
1. Không áp dụng được cho doanh nghiệp không có lợi nhuận
- Hoàn toàn vô nghĩa với công ty đang lỗ hoặc EPS bằng 0.
- Loại bỏ nhiều doanh nghiệp tiềm năng, đặc biệt trong ngành công nghệ.
- Bỏ qua các công ty đang trong giai đoạn đầu tư mạnh để tăng trưởng.
2. Chỉ phản ánh quá khứ, chưa phản ánh được tương lai
- Chỉ số P/E được tính dựa trên thu nhập 12 tháng gần nhất.
- Và không phản ánh được triển vọng tăng trưởng.
- Doanh nghiệp có P/E cao hiện tại có thể mang lại lợi nhuận lớn trong tương lai.
3. Bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường
- Giá (P) trong công thức luôn thay đổi theo tâm lý thị trường.
- Cổ phiếu có chỉ số P/E thấp có thể do giá đang sụt giảm, không phải vì định giá hấp dẫn.
- Khó phân biệt giữa cơ hội thật sự và “bẫy giá trị”.
Bên cạnh đó, P/E còn có những điểm yếu khác ít được chú ý hơn
4. Thiếu tính so sánh hợp lý giữa các ngành
- Các ngành khác nhau có mức P/E trung bình khác nhau.
- Công ty công nghệ thường có P/E cao hơn công ty hàng tiêu dùng thiết yếu.
→ So sánh P/E giữa các ngành khác nhau có thể dẫn đến kết luận sai lệch.
5. Bị ảnh hưởng bởi chính sách kế toán
- Thu nhập (EPS) có thể bị “làm đẹp” bởi các chiến lược ghi nhận kế toán của người làm sổ sách và quản trị.
→ Không phản ánh chất lượng của lợi nhuận.
6. Bỏ qua cấu trúc vốn và dòng tiền
- Hai công ty có cùng P/E nhưng cấu trúc nợ khác nhau sẽ có rủi ro khác nhau.
- Đặc biệt, dòng tiền quan trọng hơn lợi nhuận trên sổ sách.
→ Không đánh giá được khả năng sinh lời thực tế.
Áp dụng chỉ số P/E như thế nào để hiệu quả ?
Kết hợp với các chỉ số khác:
- Sử dụng P/B (Price-to-Book) để đánh giá tài sản.
- Xem xét ROE (Return on Equity) để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
- Áp dụng chỉ số PEG để tính đến yếu tố tăng trưởng.
Xem xét P/E forward thay vì P/E trailing:
- Forward P/E được sử dụng để dự báo cho tương lai.
- Phản ánh tốt hơn triển vọng của doanh nghiệp.
- Thường thấp hơn P/E trailing đối với doanh nghiệp đang phát triển tốt.
Đặt trong bối cảnh ngành và chu kỳ kinh tế:
- P/E cao trong giai đoạn suy thoái có thể do lợi nhuận giảm tạm thời.
- Đánh giá theo xu hướng P/E dài hạn của doanh nghiệp và ngành.
- Cân nhắc giai đoạn của chu kỳ kinh tế.
Chốt lại, Chỉ số P/E chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh lớn và không nên được sử dụng đơn lẻ. Nhà đầu tư cần kết hợp P/E với P/B, ROE, PEG và các chỉ số khác, đồng thời đặt chúng trong bối cảnh ngành nghề và chu kỳ kinh tế để có thể đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
Bài viết liên quan: